Mô hình ‘Bệnh viện tại nhà’ - Xu hướng chăm sóc y tế hiện đại
Sau 50 ngày được chăm sóc đặc biệt, các bé được xuất viện về nhà vào ngày 29.12.2022. Hiện tại, tất cả đều khỏe mạnh và đã được 8 tháng tuổi, theo Daily Star.Hậu Giang ra quân 10 đội hình tình nguyện làm việc có ích cho cộng đồng
Theo kế hoạch, phương án bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch sẽ bắt đầu vào tháng 9.2025. Hà Nội đang triển khai dự án cải thiện môi trường sống, hệ sinh thái tự nhiên và điều kiện vệ sinh tại các khu đô thị trung tâm của lưu vực sông Tô Lịch, tả ngạn sông Nhuệ và lưu vực sông Lừ bằng đầu tư phát triển hệ thống thoát nước để thu gom và xử lý lượng nước thải do hoạt động của con người sinh ra nhằm nâng cao khả năng phát triển bền vững cho thủ đô.
Nghiên cứu mới mở ra tia hy vọng cho nam giới bị rối loạn cương
Trong đợt tập trung U.22 Việt Nam để chuẩn bị cho chuyến tập huấn tại Trung Quốc, ông Kim Sang-sik và quyền HLV trưởng Đinh Hồng Vinh thống nhất gọi 5 tiền đạo: Nguyễn Đình Bắc (CLB Công an Hà Nội), Nguyễn Quốc Việt (Ninh Bình), Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Lê Phát (PVF-CAND) và Nguyễn Hà Anh Tuấn (Bà Rịa - Vũng Tàu).Trong số này, Anh Tuấn và Lê Phát được triệu tập để tích lũy thêm kinh nghiệm. Cả hai hoặc còn quá trẻ, hoặc chưa có dấu ấn ở các cấp độ trước đây. Chỉ có Đình Bắc, Thanh Nhàn và Quốc Việt từng khoác áo đội tuyển Việt Nam. Cộng thêm Bùi Vĩ Hào, chân sút trẻ đang dần tìm được chỗ đứng ở đội tuyển quốc gia, U.22 Việt Nam nhiều khả năng dự vòng loại U.23 châu Á 2026 và SEA Games 33 với 4 tiền đạo. Tín hiệu tích cực với ông Kim Sang-sik, là 3 trong số 4 tiền đạo U.22 Việt Nam đã hoặc đang chơi ở V-League. Đình Bắc đã chơi 15 trận cho CLB Công an Hà Nội từ đầu giải (9 trận đá chính), ghi 1 bàn. Với cầu thủ còn chưa tròn 21 tuổi, đó là con số đáng khích lệ. Chuyển từ tập thể tầm trung (Quảng Nam) đến đội bóng giàu tham vọng bậc nhất V-League không phải lựa chọn dễ dàng. Đình Bắc chấp nhận thử thách đi kèm nguy cơ cao phải ngồi dự bị. Một lựa chọn dù có phần... "ngông" đúng với cá tính Đình Bắc, nhưng đến lúc này, lại giúp chân sút quê Nghệ An được nhiều hơn mất.Đình Bắc dù vẫn có những pha xử lý rườm rà, lạm dụng tốc độ và kỹ thuật thay vì tập trung vào tính hiệu quả, song đến thời điểm này, cầu thủ trẻ của đội Công an Hà Nội cũng đã tiến bộ. Được tập luyện và thi đấu với những hảo thủ như Quang Hải, Leo Artur, Alan Grafite, Văn Đức... là món quà với Đình Bắc. Đến thời điểm này, cựu sao Quảng Nam vẫn nỗ lực để nắm lấy cơ hội. Vĩ Hào đã chứng minh năng lực ở V-League, với 79 trận và 10 bàn thắng sau 4 mùa giải. Tiền đạo sinh năm 2003 được ông Kim tin dùng ở AFF Cup 2024, sau đó nhanh chóng đáp lại niềm tin với 1 bàn thắng sau 6 trận (5 trận đá chính). Trước đây, Vĩ Hào cũng thuộc mẫu tiền đạo cậy tốc, nhưng hiện tại đã chơi khôn ngoan, điềm tĩnh hơn. Sự năng nổ và nhiệt huyết trong khâu pressing giúp Vĩ Hào được HLV Kim Sang-sik tin dùng. Tại U.22 Việt Nam, Vĩ Hào có khả năng trở thành thủ lĩnh hàng công. Quốc Việt cũng là gương mặt tiềm năng, khi anh từng mang danh "vua giải trẻ" với danh hiệu vua phá lưới U.17, U.19 và U.21 quốc gia và U.19 Đông Nam Á. Bước ngoặt với Quốc Việt đến vào năm 2023, khi anh tới HAGL. Con số 2 bàn sau 40 trận cho thấy con đường từ giải trẻ đến V-League còn gian nan với Quốc Việt, nhưng dẫu sao, kinh nghiệm ở sân chơi này cùng tấm vé lên tuyển cũng ghi nhận sự tiến bộ của tiền đạo 22 tuổi.Tiền đạo U.22 duy nhất chưa từng đá V-League là Thanh Nhàn, nhưng anh lại là chân sút hiếm hoi của đội từng đá kỳ SEA Games trước. HLV Kim Sang-sik từng nhấn mạnh: các cầu thủ trẻ thiếu chỗ đứng ở V-League. Với các tiền đạo, vấn đề còn trầm trọng hơn. Ngay cả đội tuyển Việt Nam cũng thiếu tiền đạo giỏi và phải "nhập ngoại" Nguyễn Xuân Son để giải quyết khâu ghi bàn, khó trách U.22 Việt Nam chật vật.Cả 4 tiền đạo U.22 Việt Nam hiện tại đều đá cánh hoặc đá lùi ở CLB. Dễ hiểu, bởi suất tiền đạo vốn được trao cho các ngoại binh. Ở SEA Games 32, HLV Philippe Troussier từng tin dùng Nguyễn Văn Tùng. Dù ít được ra sân ở đội chủ quản Hà Nội, nhưng Văn Tùng vẫn ghi 5 bàn tại giải đấu trên đất Campuchia, giúp U.22 Việt Nam giành hạng ba. Bởi Văn Tùng vẫn có bản năng của tiền đạo cắm. Anh chạy chỗ và đánh đầu tốt, biết làm tường cho tuyến sau.Trong tay ông Kim Sang-sik lúc này không có một trung phong thuần túy như vậy. Một cầu thủ khác có thể đá trung phong như Nguyễn Văn Trường thực ra sở hữu tư duy của tiền vệ hơn là tiền đạo. Anh có xu hướng rê dắt và che chắn bóng, hơn là săn tìm khoảng trống để dứt điểm.Khi chưa tìm được "sát thủ" đảm nhiệm khâu ghi bàn, ông Kim phải tạm hài lòng với những gì mình có. Tìm ra lối chơi phù hợp sẽ tốt hơn là chờ đợi nhân sự tối ưu.
Phiên chợ là sáng kiến của cô và trò Trường mầm non Tân Phong, quận 7, diễn ra từ 23.12.2024 tới hết ngày 3.1.2025. Trước khi phiên chợ diễn ra, nhà trường kêu gọi phụ huynh cùng các bé đóng góp các món đồ đã qua sử dụng nhưng vẫn còn giá trị trên 70%, như: đồ chơi, sách truyện, quần áo, vật dụng trang trí… Sau khi được phụ huynh mang đến trường những món đồ dùng, đồ chơi, các cô giáo cùng với trẻ sẽ phân loại, làm sạch, tái chế, cho vào túi cẩn thận để bày trí các gian hàng theo từng chủng loại riêng biệt. Trong phiên chợ "Yêu Thương", nhiều gian hàng thú vị được bày bán, các em nhỏ, giáo viên, phụ huynh của trẻ cùng nô nức đi chợ, trải nghiệm gian hàng 0 đồng, gian hàng sách và đồ dùng trẻ em, gian hàng đồ dùng trang trí, gian hàng đồ chơi... Nét thú vị là những món đồ tại đây được bày bán với mức giá "không quy định" - tức là tùy vào lòng hảo tâm của người mua hoặc trao tặng miễn phí, tạo cơ hội cho các gia đình khác có thể tận dụng lại.Cô Phạm Bảo Hạnh, Hiệu trưởng Trường mầm non Tân Phong, cho biết phiên chợ "Yêu Thương" không chỉ hướng đến việc góp phần cải tạo môi trường học tập, trang bị thêm mảng xanh cho nhà trường mà còn giáo dục trẻ em ý thức bảo vệ môi trường và tinh thần tương thân tương ái. "Trẻ được tham gia chọn lọc, phân loại đồ dùng, học cách chia sẻ và cảm nhận niềm vui từ việc cho đi. Đây là những bài học quý giá giúp hình thành nhân cách đẹp cho trẻ ngay từ nhỏ. Phiên chợ "Yêu Thương" cũng là cách để cô và trò cùng đón chào xuân 2025", cô Bảo Hạnh nói.Chị Trần Thị Thy Ân, phụ huynh em Bùi Trần Minh Tú hiện đang học lớp lá 4, cho hay đây là đầu tiên chị được trải nghiệm phiên chợ "Yêu Thương" do nhà trường tổ chức. Đây là một dịp để phụ huynh tăng cường kết nối với trường học, giao lưu với các phụ huynh khác. "Tôi thấy được sự sáng tạo, năng động và ý nghĩa nhân văn của phiên chợ. Từ đây các bé sẽ hiểu và biết cách sống xanh, biết chia sẻ với các bạn nhỏ khác", chị Thy Ân chia sẻ.Trong suốt thời gian diễn ra, phiên chợ "Yêu Thương" đã nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo phụ huynh và cộng đồng. Chỉ buổi chiều hôm qua, ngày 3.1, phiên chợ được phụ huynh ủng hộ 12.130.000 đồng. "Trong số các đồ dùng, đồ chơi, sách vở mà phụ huynh gửi đến phiên chợ, nhà trường dành một phần để gửi đến một số trường mầm non khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM nhằm chia sẻ niềm vui đến các bé mầm non khác. Với số tiền phụ huynh ủng hộ sau phiên chợ, nhà trường sẽ công khai minh bạch, sử dụng cho việc cải tạo môi trường xanh sạch đẹp và xây dựng không gian học tập, vui chơi lý tưởng cho trẻ", cô Bảo Hạnh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết.Nhằm giúp trẻ được trải nghiệm không khí đón xuân, hiểu về tết truyền thống của quê hương, nhiều trường mầm non tại TP.HCM có những hoạt động cụ thể, để trẻ được tự tay làm sản phẩm, sống trong không khí sôi động của ngày xuân.Như Lớp mẫu giáo Tatu, TP.Thủ Đức, cho trẻ được quan sát và cùng làm mứt dừa dưới sự hướng dẫn của các cô giáo. Các bé Trường mầm non Sao Mai, quận 8 cũng vừa được sống trong không khí đón tết sớm khi trường lớp được trang trí hoa mai, hoa đào, trẻ em được cùng các cô giáo làm bánh kẹp, làm mứt mãng cầu, từ đây các trẻ được biết về nguyên liệu và cách làm ra các món ăn tết truyền thống của quê hương.Từ nay tới trước thời gian nghỉ tết Nguyên đán, các cơ sở giáo dục mầm non như Trường mầm non 19/5 Thành Phố (quận 1); Trường mầm non Thành Phố (quận 3); Trường mầm non Nam Sài Gòn (quận 7)... đều có nhiều hoạt động như phiên chợ tết, các gian hàng để trẻ học gói bánh chưng, khắc dưa hấu, làm mứt tết, thêu tranh ngày tết, cắt dán tô màu linh vật của năm... vừa giúp trẻ được rèn luyện sự khéo léo của đôi tay (vận động tinh), biết cách làm việc nhóm, đồng thời để giúp trẻ được vui đón xuân, lồng ghép các bài học trực quan về tình cảm gia đình, phong tục tập quán quê hương, các hoạt động đều có sự tham gia của phụ huynh để tăng cường sự kết nối gia đình và nhà trường...
Thanh niên lái xe máy ngang ngược và cái kết khiến dân mạng ‘hả hê’
Tính đến hiện tại Huy đã du lịch qua 12 quốc gia như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Myanmar… Huy cho biết điều gây khó khăn trong những chuyến đi đó là sự khác biệt về ẩm thực và thời tiết. Huy không thể thích nghi được với những loại đồ ăn có quá nhiều gia vị cay nóng, dầu mỡ hay rất sợ lạnh khi đến khu vực có nhiệt độ âm. Ngoài việc đi đến nhiều quốc gia để trải nghiệm và ghi lại những hình ảnh, thước phim đẹp thì Huy còn xem đây là quá trình vượt qua giới hạn của bản thân.